Thứ Hai, 28 tháng 2, 2011

Á CHÂU NỞ RỘ HOA LÀI

Tiếp tục kêu gọi biểu tình dù bị đàn áp
Công an Trung Quốc bắt giữ một người định tham gia biểu tình tại Thượng Hải ngày 27/2/2011.
Công an Trung Quốc bắt giữ một người định tham gia biểu tình tại Thượng Hải ngày 27/2/2011.
Reuters
Mặc dù lực lượng an ninh Trung Quốc tìm mọi cách ngăn chặn biểu tình, thậm chí bạo hành đối với các nhà báo nước ngoài, hôm nay, 28/02/2011, lại xuất hiện những lời kêu gọi biểu tình chống chính phủ, trên Twitter, Facebook và các mạng xã hội khác.
Tác giả những thông điệp này, hiện vẫn ẩn danh, kêu gọi mọi người tập hợp biểu tình vào chủ nhật tới, 06/03.
Bức thông điệp viết, ngày 27/02, phong trào đã lan rộng ra 100 thành phố, vượt qua mức mong đợi ban đầu là 27 thành phố.
Dường như đây cũng là nhóm tác giả các lời kêu gọi biểu tình được đưa lên mạng trong những ngày trước. Nhóm này cho biêt họ sẽ tiết lộ danh tánh vào thời điểm thích hợp.
Quay trở lại tình hình tại Bắc Kinh ngày hôm qua, theo quan sát của thông tín viên RFI Stephane Lagarde, công an Trung Quốc hiện diện đông đảo và kiểm soát gắt gao, không có một cuộc tập hợp biểu tình nào diễn ra.
« Có ba lời khuyên được đăng tải trên internet trước khi có những cuộc biểu tình : trước hết, không nên chụp ảnh, thứ nữa là phải tỏ ra thoải mái, làm như bạn đang đi dạo chơi và cuối cùng là tuyệt đối không nên nhìn vào mắt các nhân viên công an.
Quả thực là vào đầu giờ chiều chủ nhật, hôm qua, các lực lượng an ninh, mặc sắc phục hoặc thường phục, đông hơn là những người tò mò đến khu Vương Phủ Tỉnh, ở trung tâm Bắc Kinh.Cũng giống như chủ nhật tuần trước, nơi được hẹn tập trung là ở phía trước một cửa hàng ăn nhanh của Mỹ, vào lúc 14h. Trên mạng xã hội Twitter, một người miêu tả :
Toàn bộ tầng một đông chật những người trong độ tuổi 40. Họ mang theo đồ uống và không đặt mua gì cả. Khoảng 15 phút sau đó, bức màn sắt của cửa hàng kéo xuống. Một chiếc xe dọn rác của tòa thị chính phun nước dưới lòng đường. Đám đông đứng dồn lên vỉa hè. Cảnh sát đề nghị các nhà báo nước ngoài đi theo họ và tiến hành kiểm tra giấy tờ tùy thân. Mục đích là ngăn chặn các phóng viên quay phim, chụp ảnh về các vụ tập hợp này.
Toàn bộ khu vực bị phong tỏa. Xe cảnh sát và hàng rào chặn tại tất cả các lối vào khu này. Các máy quay phim theo dõi từng góc hè và ghi hình những người hiện diện.
Tình hình cũng tương tự trên quảng trường Thiên An Môn. Dọc theo bức tường Tử Cấm Thành, cách 100 mét lại có một « tình nguyện viên bảo đảm an ninh thủ đô ». Họ mặc áo khoác trắng, tay đeo băng đỏ.
Một người đàn ông khoảng 60 tuổi cho biết là công an ở thủ đô vừa mới phân phát cho họ. Vào lúc 15h, lực lượng an ninh tháo gở các hàng rào. Cuộc biểu bình đã không diễn ra ».

Dự luật cấm mua bán vàng miếng

Việt Nam có kế hoạch cấm bán vàng miếng trên thị t rường tự do nhằm tăng sức mạnh cho đồng tiền, theo tin trên truyền thông nhà nước hôm thứ Hai.
Ngân hàng trung ương đang chuẩn bị dự luật ngăn các cửa hàng vàng bán vàng nén, theo Thông tấn xã Việt Nam, trích lời một quan chức không nêu tên.
Vàng nữ trang vẫn được mua bán theo dự luật này, dự kiến sẽ được trình lên chính phủ trong quí hai năm nay.
Ngân hàng trung ương sẽ qui định các nơi chính thức để dân chúng có thể bán vàng miếng, còn việc mua vàng thoi sẽ khó khăn hơn.
Nhiều người Việt giữ đôla và vàng, hơn là tiền đồng, để bảo đảm trong tình trạng kinh tế bất ổn.
Việc dân chúng thiếu tin tưởng vào tiền đồng, thể hiện qua việc dự trữ bằng các nguồn thay thế, là yếu tố tạo ra sự yếu kém đó, theo ý kiến của giới kinh tế gia.
Hồi tháng Một năm 2010 chính phủ ra lệnh đóng của các sàn mua bán vàng do ngân hàng và các công ty mở ra vì sợ các địa điểm này bị dùng cho các phi phụ chuyển nhượng nhiều rủi ro.
Chính quyền trong tháng này đã phá giá tiền đồng bốn lần kể từ cuối 2009.
Thông tấn xã chạy tin là dân chúng ở Việt Nam đang giữ vài trăm tấn vàng.
Siết chặt việc mua bán vàng miếng sẽ giúp thay đổi thói quen của dân chúng và huy động nguồn vốn nằm yên, bản tin của Thông tấn xã trích nguồn từ ngân hàng trung ương.
World Bank từng nói Việt Nam là nước nhập vàng lớn nhất thế giới trong năm 2008, khi mà lạm phát lên đến 23%.
Lạm phát tăng hàng tháng kể từ tháng Tám năm 2010, lên mức 12,17 tính theo năm vào tháng Một, cao hơn nhiều so với các nước láng giềng.
Đề nghị cấm mua bán vàng là động tác mới nhất trong một chuỗi các biện pháp được chính quyền đưa ra nhằm ổn định nền kinh tế, hiện đang đối mặt với nhiều thử thách phức tạp trộn lẫn.
Trong số đó có thâm hụt ngoại thương lên đến mức ước tính là 12,4 tỷ USD vào năm ngoái.
Tuần trước chính phủ thông báo các tập đoàn nhà nước - phần then chốt của nền kinh tế - phải bán ngoại tệ, một biện pháp mà theo một chuyên gia kinh tế là sẽ làm tăng lượng dự trữ ngoại tệ thấp ở ngân hàng trung ương, giúp kiểm soát tỷ giá và đổi lại có tác dụng kìm hãm lạm phát.

Công an Trung Quốc dùng vũ lực ngăn nhà báo

Cảnh sát Trung Quốc vây phóng viên nước ngoài
Một người quay phim bị đấm vào mặt
Lúc đó khoảng 13h30.
Nhiều hàng cảnh sát đứng trước lối vào Vương Phủ Tỉnh, con đường với các điểm mua sắm nổi tiếng nhất Bắc kinh.
Sự lo lắng của chính quyền hiện ra rất rõ.
Hàng chục xe cảnh sát đậu bên lề, những người đàn ông mặc thường phục đi cùng chó lên xuống, xe rửa đường chạy tới chạy lui, phun nước để người ta phải đi chỗ khác, và những đoạn sửa đường không cần thiết bất ngờ được dựng lên cho thấy có một hiện trường lớn đang được dàn dựng.
Mọi chuyện có thể trở thành chuyện cười nếu không chuyển sang hung ác.
Lý do cho tất cả nỗi lo lắng này là lời kêu gọi trên mạng Internet, rằng dân Trung Quốc hãy thực hiện "các cuộc cách mạng Hoa Nhài" của riêng mình, thể theo làn sóng các cuộc cách mạng dân chủ ở Trung Đông và Bắc Phi.
Cảnh sát theo dõi mọi người đi vào khu dành cho người đi bộ.
Nhưng vì không thể phân biệt giữa những người biểu tình kêu gọi nhau "đi dạo" một cách hòa bình và yên lặng ngang qua nhà hàng McDonald's lúc 14h00, và những người đi mua sắm thực sự, cho nên họ tập trung nhắm vào các phóng viên và quay phim nước ngoài.
Chiến dịch chọn lọc
Hồi tuần trước có lời kêu gọi tương tự và kéo theo một số ít người biểu tình tham gia.
Từ sau đó mạng Internet bị tăng cường kiểm soát và bất kể nội dung nào nhắc đến "hoa nhài" đều bị chặn.
Cho nên khá ít người Trung Quốc thậm chí biết rằng có lời kêu gọi biểu tình như vậy.
Cũng có chiến dịch chọn lọc và nhắm vào các luật sư, các nhà hoạt động xã hội, người viết blog, tổng cộng khoảng 100 người.
Một số bị giữ, một số biến mất, một số bị đe dọa.
Cùng với cảnh sát còn có an ninh mặc thường phục
Một số ít có vẻ như nhắc lại các thông điệp trên Internet kêu gọi tụ tập hòa bình sẽ phải chịu các khởi tố vô cùng nghiêm trọng về tội lật đổ.
Chúng tôi ngay lập tức bị lọc ra.
Các cảnh sát thường phục chặn đường chúng tôi khi còn cách McDonald's vài trăm mét, và đòi xem thẻ nhà báo.
Họ lo lắng nói chuyện qua điện thoại cầm tay và các máy bộ đàm.
Họ cách ly chúng tôi, và quát lệnh chúng tôi ngưng quay phim.
Những người đàn ông mặc thường phục đến và đứng ngay trước ống kính cho nên không thể quay phim được.
Họp khẩn cấp
Trước vụ này có dấu hiệu rõ ràng rằng cảnh sát đang bực mình.
Hôm thứ Sáu họ gọi điện cho văn phòng mới của chúng tôi, và nhiều văn phòng báo chí khác ở Bắc Kinh, triệu tập chúng tôi đến cuộc họp khẩn cấp.
Chúng tôi được cảnh báo là phải tuân theo các qui định báo chí của Trung Quốc.
Và hôm thứ Bảy có thêm điện thoại cho các nhân viên của BBC và các nhà báo khác với thêm cảnh báo.
Qui định báo chí Trung Quốc cho phép chúng tôi quay phim trên đường phố.
Để phỏng vấn ai đó thì chúng tôi phải được phép của người được phỏng vấn.
Chúng tôi làm đúng luật.
Ngay cả khi cảnh sát chặn chúng tôi không có giải thích gì thì chúng tôi vẫn hợp tác.
Tất cả xung quanh chúng tôi tất nhiên là ít nhất một nửa số người trên đường phố là an ninh mặc thường phục.
Một số người chụp ảnh mọi người, một số người khác quay phim mọi thứ, nhiều người tất nhiên là đeo tai nghe và nói thầm trên máy liên lạc.
Có hàng trăm người như vậy.
Trung Quốc đổ tiền vào bộ máy an ninh nội địa trong những năm qua và đây là lúc phải làm việc.
Và bất thình lình, vài phút ngay trước 2h chiều, thời khắc quyết định cho cuộc biểu tình "hoa nhài", đám du côn mặc thường phục tràn qua.
Côn đồ an ninh
Không có gì cảnh báo trước, họ xô đẩy và đấm người quay phim của BBC.
Họ tóm máy quay của anh và cố gắng giật ra khỏi tay, lôi gần 100 m vào xe cảnh sát.
Họ đều có đeo tai nghe và làm theo lệnh.
Và đám côn đồ này quay sang hướng tôi.
Họ túm tóc tôi và một trong đám côn đồ an ninh của nhà nước đó lôi tôi đi.
Họ tìm cách lôi tôi lên và quăng vào trong xe đã chờ sẵn.
Tôi thấy mình nằm trên sàn xe và họ liên tục đóng cửa dập vào chân tôi lúc đó còn ở bên ngoài xe, một, hai, ba lần, có thể nhiều hơn.
Một số người đi mua sắm nhìn ngạc nhiên.
Cũng đám côn đồ đó trèo lên xe và dọa chúng tôi một lần nữa khi chúng tôi được đưa đến một cơ quan nhà nước gần đó.
Chúng tôi phải cung cấp thông tin chi tiết và được cảnh báo là không thể phỏng vấn trong khu vực đó vì "các hoàn cảnh đặc biệt".
Khi được hỏi hoàn cảnh đặc biệt đó là gì thì họ làm ngơ.
Và khi chúng tôi nói là không muốn phỏng vấn ai cả, chỉ đến quay phim chụp ảnh, thì họ lại làm ngơ nữa.
Cũng có thêm phóng viên nước ngoài ở đó nữa.
Nhưng có vẻ là chúng tôi không bị nặng lắm.
Một người quay phim bị năm kẻ đạp lên người và đá, đấm vào mặt, phải đi bệnh viện chữa trị; một người khác bị thương ở tay.
Đó là lối hành xử hung ác và hoàn toàn không hợp tỷ lệ với tình huống.
Có vẻ như rõ ràng các lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc bị ám ảnh từ những cuộc biểu tình đông đảo tràn qua Trung Đông.
Trong các cuộc cách mạng dân chủ đó, nhiều tầng lớp thường dân ở các nước đang phát triển đã đứng dậy chống lại tầng lớp độc tài thu tóm quyền lực.
Thêm phần sợ hãi
Nhiều người nhìn thấy điều tương tự ở Trung Quốc, cũng là quốc gia đang phát triển với chính phủ chuyên chính, cũng có các kêu gọi chấm dứt tham nhũng, gia đình trị, chế độ độc đảng, tất cả đều có thể tạo ra cộng hưởng.
Các nhà lãnh đạo cộng sản của Trung Quốc thường nói dân chủ là tư tưởng phương Tây không phù hợp với mức độ phát triển của Trung Quốc.
Lập luận này bị thách thức qua những gì đang xảy ra trên đường phố Cairo, Tunis và nơi khác.
Có nhiều lý do khiến một cuộc biểu tình tương tự rất khó xảy ra ở Trung Quốc.
Kinh tế đang tăng trưởng, dân chúng nói chung tin rằng cuộc sống đang tốt lên, đảng cộng sản thay đổi lãnh đạo sau từng thập niên, và chi rất nhiều tiền vào an ninh nội địa.
Nhưng các cuộc nổi dậy ở Trung Đông có vẻ đã thêm phần sợ hãi cho các lãnh đạo Trung Quốc và bộ máy an ninh.
Quí vị có thể đặt câu hỏi, nếu không thì làm sao giải thích chuyện người ta ra lệnh cho một đám côn đồ lôi kéo và đánh đập nhà báo đến chụp vài bức hình người ta đi qua đi lại trong im lặng trước cửa nhà hàng McDonald's trong một buổi trưa Chủ Nhật?
TÒA DÂN VIỆT NAM LIÊN TỤC XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH CHỐNG TÀU CỘNG VÀO MỔI THỨ BẢY& CHÚA NHẬT