Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ NHỮNG QUYỀN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA (1966)

Các Quốc Gia Hội Viên ký kết Công Ước này:Nhìn nhận rằng những quyền này xuất phát từ phẩm giá bẩm sinh của con người.Nhìn nhận rằng, chiếu theo Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, lý tưởng về một con người tự do được giải phóng khỏi sự sợ hãi và khốn cùng, chỉ có thể đạt được nếu hội đủ những điều kiện thuận tiện để con người được hưởng những quyền kinh tế, xã hội và văn hoá, cũng như những quyền dân sự và chính trị.Xét rằng nghiã vụ của các quốc gia hội viên theo Hiến Chương Liên Hiệp Quốc là phát huy sự tôn trọng và thực thi trên toàn cầu những nhân quyền và những quyền tự do của con người.Nhận định rằng con người có nghiã vụ đối với những người khác cũng như đối với cộng đồng, nên có trách nhiệm phải phát huy và tôn trọng những quyền được nhìn nhận trong Công Ước này.Xét rằng, chiếu theo những nguyên tắc công bố trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, việc thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bình đẳng và bất khả chuyển nhượng của tất cả các phần tử trong đại gia đình nhân loại là nền móng của tự do, công lý và hoà bình thế giới.
Bản dịch này do bạn Michael_Vu mới gởi cho CL&ST, Michael_Vu sẽ tiếp tục dịch phần cuối.
Xin cảm ơn bạn Michael_Vu rất nhiều!

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ



VỀ NHỮNG QUYỀN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA (1966)


Lời mở đầu
Các Quốc Gia Hội Viên ký kết Công Ước này:
Xét rằng, chiếu theo những nguyên tắc công bố trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, việc thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bình đẳng và bất khả chuyển nhượng của tất cả các phần tử trong đại gia đình nhân loại là nền móng của tự do, công lý và hoà bình thế giới.
Nhìn nhận rằng những quyền này xuất phát từ phẩm giá bẩm sinh của con người.
Nhìn nhận rằng, chiếu theo Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, lý tưởng về một con người tự do được giải phóng khỏi sự sợ hãi và khốn cùng, chỉ có thể đạt được nếu hội đủ những điều kiện thuận tiện để con người được hưởng những quyền kinh tế, xã hội và văn hoá, cũng như những quyền dân sự và chính trị.
Xét rằng nghiã vụ của các quốc gia hội viên theo Hiến Chương Liên Hiệp Quốc là phát huy sự tôn trọng và thực thi trên toàn cầu những nhân quyền và những quyền tự do của con người.
Nhận định rằng con người có nghiã vụ đối với những người khác cũng như đối với cộng đồng, nên có trách nhiệm phải phát huy và tôn trọng những quyền được nhìn nhận trong Công Ước này.
Đồng chấp thuận những điều khoản sau đây:
PHẦN I
Điều 1:
1. Các dân tộc đều có quyền tự quyết. Chiếu theo quyền này, họ được tự do quyết định về chế độ chính trị và tự do theo đuổi đường hướng phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá.
2. Để đạt được mục tiêu này, các dân tộc có quyền tự do sử dụng các nguồn lợi thiên nhiên của mình, miễn là không vi phạm những nghiã vụ phát sinh từ sự hợp tác quốc tế về kinh tế, đặt căn bản trên quyền lợi hỗ tương và luật pháp quốc tế. Trong mọi trường hợp các phương tiện sinh sống của nghiệp đoàn không thể bị tước đoạt.
3. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này, kể cả những quốc gia có trách nhiệm bảo hộ hay giám hộ các lãnh thổ khác, phải tôn trọng và xúc tiến việc thực thi quyền dân tộc tự quyết chiếu theo các điều khoản của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc .
PHẦN II
Điều 2:
1. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này cam kết, sẽ tự mình và do sự tương trợ và hợp tác quốc tế, đặc biệt về kinh tế và kỹ thuật, ban hành những biện pháp tận dụng những nguồn lợi quốc gia vào mục đích thực thi lũy tiến và đầy đủ những quyền được nhìn nhận trong Công Ước này bằng những phương pháp thích nghi, đặc biệt là bằng việc ban hành các đạo luật.
2. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này cam kết bảo đảm thực thi các quyền liệt kê trong Công Ước này không phân biệt chủng tộc, mầu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào khác.
3. Trong chiều hướng tôn trọng nhân quyền và căn cứ vào khả năng kinh tế trong nước, các quốc gia đang phát triển có thể ấn định những quyền kinh tế nào trong Công Ước này sẽ được bảo đảm áp dụng cho những người không có tư cách công dân.
Điều 3 : Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này cam kết bảo đảm quyền bình đẳng nam nữ trong việc hành xử những quyền kinh tế, xã hội và văn hoá liệt kê trong Công Ước này .
Điều 4 : Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này nhìn nhận rằng, về việc hành xử những quyền ghi trong Công Ước, họ chỉ có thể ấn định các giới hạn luật định phù hợp với bản chất của những quyền này và chỉ nhằm mục đích phát huy sự an lạc chung trong một xã hội dân chủ .
Điều 5 :
1. Không một quốc gia, một phe nhóm hay một cá nhân nào có quyền giải thích các điều khoản trong Công Ước này để cho phép họ hoạt động hay làm những hành vi nhằm tiêu diệt những quyền tự do đã được Công Ước thừa nhận, hoặc để giới hạn những quyền tự do này quá mức ấn định trong Công Ước.
2. Các quốc gia nào đã thừa nhận một số nhân quyền căn bản trong luật pháp quốc gia, công ước, quy chế hay tục lệ, sẽ không được quyền giới hạn hay đình chỉ thi hành các nhân quyền căn bản đó, viện cớ rằng Công Ước này không thừa nhận những nhân quyền đó, hay chỉ thừa nhận trong một phạm vi hạn hẹp hơn.
PHẦN III
Điều 6:
1. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này thừa nhận cho mọi người quyền làm việc và cam kết sẽ ban hành những biện pháp để bảo đảm quyền này. Quyền làm việc bao gồm quyền co cơ hội sinh sống nhờ công việc, quyền tự do nhận việc hay lựa chọn việc làm.
2. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này sẽ ban hành những biện pháp để thực thi đầy đủ quyền làm việc, như những chương trình huấn luyện, hướng dẫn kỹ thuật và hướng nghiệp, những chính sách và kỹ thuật để phát triển đều đặn về kinh tế, xã hội và văn hoá, cùng sự toàn dụng nhân công vào việc sản xuất trong điều kiện những quyền tự do chính trị và kinh tế căn bản của con người được bảo đảm.
Điều 7: Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này nhìn nhận cho mọi người quyền được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi, đặc biệt với những bảo đảm sau đây:
a. Về việc trả lương cho các công nhân, tối thiểu phải có:
i. Tiền lương tương xứng và công bằng cho các công việc có giá trị ngang nhau không phân biệt đối xử. Đặc biệt phụ nữ được bảo đảm có những điều kiện làm việc tương xứng như nam giới, làm việc ngang nhau được trả lương ngang nhau.
ii. Một mức sống xứng đáng cho bản thân và gia đình phù hợp với những điều khoản của Công Ước này.
b. Có điều kiện làm việc an toàn và không hại đến sức khoẻ.
c. Có cơ hội thăng tiến đồng đều cho mọi người và chỉ căn cứ vào thâm niên và khả năng.
d. Có quyền nghỉ ngơi và giải trí; được ấn định hợp lý số giờ làm việc, kể cả những ngày nghỉ định kỳ có trả lương và những ngày nghỉ lễ có trả lương.
Điều 8:
1. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này cam kết bảo đảm:
a. Quyền tự do thành lập nghiệp đoàn và tham gia nghiệp đoàn (theo nội quy và điều lệ), để bảo vệ và gia tăng quyền lợi kinh tế và xã hội của mình. Sự hành xử quyền này chỉ có thể bị giới hạn theo luật, vì nhu cầu sinh hoạt trong một xã hội dân chủ để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, hay sự hành xử quyền tự do của người khác.
b. Quyền của các nghiệp đoàn được kết hợp thành các tổng liên đoàn quốc gia, và từ đó thành lập hay gia nhập các tổ chức tổng liên đoàn quốc tế.
c. Các nghiệp đoàn được quyền tự do hoạt động và chỉ có thể bị giới hạn theo luật, vi nhu cầu sinh hoạt trong một xã hội dân chủ để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, hay sự hành xử quyền tự do của những người khác.
d. Quyền đình công được hành xử theo luật quốc gia.
2. Điều luật này không có tác dụng ngăn cấm việc ban hành các giới hạn luật định liên quan đến sự hành xử những quyền này của các giới quân nhân, cảnh sát và công chức quốc gia.
3. Điều luật này không có hiệu lực cho phép các quốc gia hội viên ký kết Công Ước Lao Động Quốc Tế năm 1948 về Quyền Tự do Lập Hội và Bảo Vệ Quyền Lập Hội được ban hành những đạo luật có tác dụng vi phạm những bảo đảm ghi trong Công Ước Lao Động Quốc Tế.
Điều 9 : Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này thừa nhận quyền của mọi người được hưởng an sinh xã hội và bảo hiểm xã hội.
Điều 10 : Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này nhìn nhận rằng :
1. Vì gia đình là đơn vị tự nhiên và căn bản trong xã hội nên phải được bảo vệ và hỗ trợ mạnh mẽ nhất, đặc biệt trong giai đoạn thành lập và trong khi thi hành nghiã vụ chăm sóc và giáo dục các trẻ em. Hôn thú được thành lập do sự ưng thuận tự do của những người kết hôn.
2. Xã hội phải đặc biệt giúp đỡ các sản phụ trong một thời gian hợp lý trước và sau khi sinh nở. Trong thời gian này, các bà mẹ đi làm được nghỉ phép có trả lương hay được hưởng trợ cấp an sinh xã hội cần thiết.
3. Quốc gia phải ban hành những biện pháp đặc biệt để bảo vệ và hỗ trợ các trẻ em và thiếu niên không phân biệt tình trạng phụ hệ hay bất cứ thân trạng nào khác. Trẻ em và thiếu niên phải được bảo vệ chống mọi hình thức bóc lột về kinh tế và xã hội. Các thiếu niên không được tuyển dụng vào các công việc nguy hiểm đến đời sống hay phương hại đến đạo lý, sức khỏe hay đến sự phát triển bình thường của tuổi trẻ. Vi phạm điều này phải bị truy tố theo luật. Quốc gia cũng phải ấn định số tuổi tối thiểu cho các thiếu niên làm việc lao động có trả lương. Tuyển dụng các thiếu niên dưới tuổi luật định phải bị cấm chỉ và truy tố theo luật.
Điều 11 :
1. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này thừa nhận cho mọi người quyền được hưởng một mức sống khả quan cho bản thân và gia đình, đủ cơm ăn, áo mặc và nhà ở. Mức sống này phải được nâng cao liên tục. Các quốc gia hội viên kết ước sẽ ban hành những biện pháp thích nghi để quyền này được thực hiện, ý thức rằng sự hợp tác quốc tế trên căn bản tự nguyện giữ vai trò thiết yếu trong việc này.
2. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này thừa nhận cho mọi người quyền căn bản được giải thoát khỏi sự đói khổ, và cam kết sẽ ban hành những biện pháp do quốc gia và do sự hợp tác quốc tế, để thực hiện những chương trình đặc biệt cần thiết như:
a. Cải tiến những phương pháp sản xuất, tồn trữ và phân phối thực phẩm bằng cách tận dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật, phổ biến các kiến thức về dinh dưỡng, phát triển hay canh tân nông nghiệp để đạt được năng suất tối đa về phát triển và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
b. Trên phạm vi toàn cầu, phải tiến tới sự phân phối công bằng và hợp lý các thực phẩm trên thế giới tùy theo khả năng của các quốc gia xuất cảng thực phẩm và nhu cầu của các quốc gia nhập cảng thực phẩm.
Điều 12 :
1. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này thừa nhận cho mọi người quyền được hưởng tiêu chuẩn cao nhất về sức khỏe thể chất và tâm thần.
2. Để quyền này được thực thi đầy đủ, các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này sẽ ban hành những biện pháp cần thiết sau đây:
a. Giảm bớt tỷ lệ tử vong của thai nhi và hài nhi, bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của trẻ em.
b. Cải thiện những điều kiện vệ sinh trong môi trường sinh thái và môi trường kỹ nghệ.
c. Ngăn ngừa, điều trị và kiểm soát các bệnh dịch, các bệnh đặc biệt tại một địa phương hay tại một loại nghề nghiệp, cũng như các bệnh khác.
d. Tạo điều kiện để bảo đảm việc cung cấp các dịch vụ y tế và chăm sóc bệnh nhân khi đau yếu.
Điều 13 :
1. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này thừa nhận cho mọi người quyền được hưởng giáo dục. Giáo dục phải nhằm phát huy đầy đủ nhân cách và nhân phẩm, tăng cường sự tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do căn bản; cho mọi người được thực sự tham gia sinh hoạt trong một xã hội tự do, đề cao sự thông cảm, bao dung và hữu nghị giữa các quốc gia, các cộng đồng sắc tộc, chủng tộc hay tôn giáo, và yểm trợ các hoạt động của Liên Hiệp Quốc trong việc duy trì hoà bình.
2. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này nhìn nhận rằng, đường hướng sau đây sẽ giúp vào việc thực hiện đầy đủ quyền giáo dục:
a. Giáo dục tiểu học phải có tính cách cưỡng bách và miễn phí cho tất cả mọi người.
b. Giáo dục trung học kể cả các ngành phổ thông, kỹ thuật và hướng nghiệp phải được phổ cập cho tất cả mọi người bằng những phương pháp thích nghi và đặc biệt phải tiến dần đến miễn phí.
c. Giáo dục đại học phải được phổ cập bình đẳng cho mọi sinh viên bằng những phương pháp thích nghi, căn cứ vào khả năng, và đặc biệt phải tiến dần đến miễn phí.
d. Giáo dục căn bản tráng niên được khuyến khích và tăng cường tối đa cho những người chưa tốt nghiệp tiểu học.
e. Hệ thống giáo dục các cấp phải được tích cực phát triển, hệ thống học bổng tu nghiệp phải được thiết lập và điều kiện vật chất của các nhân viên giảng huấn phải được cải thiện liên tục.
3. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này cam kết tôn trọng quyền tự do của phụ huynh học sinh hay người giám hộ, được lựa chọn trường cho con em ngoài hệ thống giáo dục công lập, nếu trường này hội đủ những tiêu chuẩn giáo dục tối thiểu do quốc gia ấn định. Các phụ huynh hay người giám hộ cũng được quyền phụ trách về giáo dục tôn giáo và đạo lý cho con em theo tín ngưỡng của họ.
4. Điều luật này không có tác dung can thiệp vào quyền tự do của các cá nhân hay tổ chức trong việc thiết lập và điều hành các định chế giáo dục tư thục với điều kiện cùng theo đuổi những mục tiêu giáo dục nêu ở khoản 1 điều này, và nếu hội đủ tiêu chuẩn giáo dục tối thiểu do quốc gia ấn định.
Điều 14 : Trong thời gian ký kết hay gia nhập Công Ước này, nếu các quốc gia hội viên nào chưa tổ chức được hệ thống tiểu học cưỡng bách và miễn phí trong quản hạt quốc gia (hay trong các lãnh thổ mà họ bảo hộ hay giám hộ), họ cam kết sẽ thiết lập trong vòng 2 năm một chương trình hành động với đầy đủ chi tiết để tuần tự ban hành trong một thời gian hợp lý có ghi rõ trong chương trình, một hệ thống giáo dục cưỡng bách và miễn phí cho tất cả các học sinh tiểu học .
Điều 15 :
1. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này thừa nhận quyền của mọi người:
a) Được tham gia vào đời sống văn hoá;
b) Được hưởng các lợi ích của những tiến bộ và sáng chế khoa học.
c) Được bảo vệ những quyền lợi tinh thần và vật chất phát sinh từ những sản phẩm khoa học, văn học hay nghệ thuật của mình.
2. Để thực thi đầy đủ quyền này, các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này cam kết sẽ ban hành những biện pháp cần thiết trong việc bảo tồn, phát triển và phổ biến khoa học và văn hoá.
3. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này cam kết tôn trọng quyền tự do cần thiết cho việc nghiên cứu khoa học và sáng tạo văn học nghệ thuật.
4. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này ghi nhận những lợi ích trong việc khuyến khích và phát triển những liên lạc và hợp tác quốc tế trên lãnh vực khoa học và văn hoá.
.
Tiếp theo những Quyền An Cư (quyền dân sự) là những Quyền Lạc Nghiệp (quyền kinh tế xã hội và văn hoá giáo dục). Những quyền này được ghi chép trong TNQTNQ và được phát triển bởi Công Ước Liên Hiệp Quốc về những quyền Kinh Tế Xă Hội và Văn Hoá (CUKTXHVH) .
.
15) Quyền Làm Việc ( Right to Work ) ( điều 23, 24 TNQTNQ và điều 6, 7 CUKTXHVH ).
Ai cũng có quyền làm việc, được tự do lựa chọn việc làm để bảo đảm kinh tế cho ḿnh và gia đ́nh ḿnh. Các quốc gia hội viên sẽ từng bước hoạch định các chương tŕnh công tác, kỹ thuật, hướng nghiệp và huấn nghệ để đạt tới sự toàn dụng nhân công chống nạn thất nghiệp, trong điều kiện những quyền tự do chính trị và kinh tế căn bản của cá nhân được tôn trọng.
Các quốc gia hội viên, do sự san định luật pháp, sẽ tạo những điều kiện lao động thuận lợi để làm việc như sau:
a. Trả lương tương xứng và công bằng không phân biệt đối xử (nam nữ) đủ để bảo đảm cho đương sự và gia đ́nh một đời sống xứng đáng với nhân phẩm, và nếu không đủ, sẽ bổ sung bằng những biện pháp bảo trợ xă hội khác.
b. Tạo những điều kiện làm việc an toàn để bảo vệ sức khỏe và tránh tai nạn lao động.
c. Tạo cơ hội thăng tiến đồng đều căn cứ vào thâm niên (kinh nghiệm) và khả năng chuyên môn.
d. Quy định quyền nghỉ ngơi và giải trí, ấn định hợp lư số giờ làm việc trong tuần (căn cứ vào năng suất và sức khỏe), kể cả thời gian nghỉ định kỳ thường niên có trả lương và các ngày nghỉ lễ có trả lương.
16) Quyền Tự Do Nghiệp Đoàn và Quyền Đình Công ( Right to Trade Union and Right to Strike) (điều 23 khoản 4 TNQTNQ và điều 8 CUKTXHVH ).
Ai cũng có quyền thành lập nghiệp đoàn hay gia nhập nghiệp đoàn để bảo vệ và gia tăng quyền lợi nghề nghiệp của mình (Hiệp Ước Lao Động Quốc Tế năm 1948)
Quyền đình công được công nhận theo luật. Sự hành xử các quyền nói trên có thể bị đ́nh chỉ đối với các giới quân nhân, công chức và cảnh sát.
17) Quyền An Sinh Xă Hội ( Right to Social Security ) ( điều 22 TNQTNQ và điều 9 CUKTXHVH )
Là một thành viên của xă hội, ai cũng được quyền hưởng an sinh xă hội và bảo hiểm xă hội. Chế độ này bảo đảm đời sống của người dân khi bị thất nghiệp, đau ốm, tật nguyền, hậu sản, già yếu, hay thiếu phương kế sinh nhai do những hoàn cảnh ngoài ư muốn (tai nạn, thiên tai v.v…). Chế độ an sinh xă hội được thiết lập từng bước tùy theo khả năng kinh tế tài chánh của quốc gia, thông qua những cố gắng quốc gia và hợp tác quốc tế phù hợp với sự tổ chức và tài nguyên của mỗi nước.
18) Quyền Bảo Vệ Gia Đình ( Protection of the Family ) ( điều 25 khoản 2 TNQTNQ và điều 10 CUKTXHVH )
Như đă tŕnh bày ở trên, gia đ́nh là một đơn vị tự nhiên và căn bản trong xă hội nên phải được xă hội và quốc gia bảo vệ. Gia đ́nh góp phần quyết định vào việc giáo dục và nuôi dưỡng trẻ em.
Quốc gia đặc biệt nâng đỡ các sản phụ và thiếu nhi. Phụ nữ đi làm được phép nghỉ có trả lương một thời gian trước và sau khi sanh. Các thiếu nhi không được làm các công việc nguy hiểm hay phương hại đến sức khỏe, đạo lư, hay sự phát triển b́nh thường của tuổi trẻ. Vi phạm các điều này sẽ bị truy tố về tội h́nh sự. Quốc gia phải ấn định tuổi tối thiểu cho các thiếu nhi tham gia lao động (như trong các ngành hỏa xa, quân lực v.v…).
19) Quyền Có Đời Sống Khả Quan ( Right to an Adequate Standard of Living) (điều 25 TNQTNQ và điều 11 CUKTXHVH )
Ai cũng có quyền được hưởng một mức sống khả quan cho bản thân và gia đ́nh, nhất là về thức ăn, quần áo, nhà ở. Mức sống này sẽ được nâng cao liên tục thông qua các cố gắng quốc gia và hợp tác quốc tế cũng như các tiến bộ và phát minh về khoa học kỹ thuật trong việc sản xuất, tồn trữ và phân phối thực phẩm, sự phổ biến các kiến thức về dinh dưỡng, phát triển và canh tân nông nghiệp v.v… Trên phạm vi vĩ mô, thế giới phải tiến tới sự phân phối công bằng và hợp lư các thực phẩm giữa các quốc gia sản xuất nông phẩm và các quốc gia nhập cảng (Tổ chức Lương Nông Quốc Tế đă được thành lập). Năm 1974 Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc khuyến cáo các quốc gia hội viên tiến tới việc thành lập một “trật tự kinh tế thế giới mới” (new international economic order) để làm giảm bớt những bất công và bất b́nh đẳng giữa các quốc gia tiên tiến (Âu Mỹ) và các quốc gia đang phát triển (Á Phi). Năm 1977 Đại Hội Đồng lại khẳng định rằng: “một trật tự kinh tế thế giới mới là yếu tố thiết yếu để tuyên dương hữu hiệu nhân quyền và các quyền tự do căn bản của con người“.
20) Quyền Y Tế ( Right to Health ) ( điều 25 TNQTNQ và điều 12 CUKTXHVH )
Sức khỏe phải được hiểu là sức khỏe thân thể và sức khỏe tâm thần. Nhiều quốc gia Âu Mỹ đă tiến tới chế độ y tế miễn phí. Tổ chức Y Tế Quốc Tế được thành lập để thúc đẩy sự thực thi quyền y tế. Trong phạm vi này, các quốc gia phải từng bước hoạch định những chương tŕnh chăm sóc sản phụ và hài nhi, giảm bớt tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và bảo vệ sức khỏe cho hài nhi, phải cải thiện môi trường sinh sống nhất là trong các khu vực kỹ nghệ và đông dân cư, phải ngăn ngừa và bài trừ các bệnh dịch tễ, truyền nhiễm, phải cung cấp thuốc men và chăm sóc các bệnh nhân v.v…
Như bà Eleanor Roosevelt, chủ tịch Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đầu tiên đă nhận định: “Trên thực chất, những quyền tự do trên toàn cầu chỉ có ư nghiă nếu những quyền thiết yếu của con người được tôn trọng tại những nơi nhỏ bé ngay gần nhà, trong khu phố hay thôn xóm nơi họ cư ngụ, trong trường học, xưởng thợ, đồng ruộng hay văn pḥng. Tại những nơi này, đàn ông, đàn bà và trẻ em đứng lên đ̣i B́nh Đẳng, Công Lư và Phẩm Giá ngang nhau, không phân biệt kỳ thị. Nếu những quyền này không có giá trị thực sự tại những nơi này, th́ chúng cũng chẳng có giá trị ǵ ở bất cứ nơi nào khác. Nếu các công dân không đ̣i để các quyền này được tôn trọng ngay gần nhà họ, th́ không thể có tiến bộ nhân quyền trên thế giới “.
21) Quyền Giáo Dục ( Right to Education ) ( điều 26 TNQTNQ và điều 13, 14 CUKTXHVH )
Ai cũng có quyền được hưởng giáo dục.
Giáo dục phải nhằm phát huy nhân cách và nhân phẩm, tăng cường sự tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do căn bản, cho phép con người tham gia sinh hoạt trong một xă hội tự do, đề cao t́nh thông cảm, bao dung và hữu nghị giữa các quốc gia, các cộng đồng sắc tộc hay tôn giáo, đồng thời yểm trợ các nỗ lực của Liên Hiệp Quốc trong việc duy tŕ hoà b́nh thế giới.
Giáo dục sơ đẳng có tính cách cưỡng bách và miễn phí. Các quốc gia phải lập các chương tŕnh hành động trong ṿng 2 năm kể từ ngày Công Ước có hiệu lực để, trong một thời gian hợp lư, kiện toàn chương tŕnh giáo dục sơ đẳng cưỡng bách và miễn phí.
Giáo dục trung đẳng kể cả các ngành phổ thông, kỹ thuật và huấn nghệ phải được phổ cập và tiến dần đến miễn phí.
Giáo dục cao đẳng được phổ cập b́nh đẳng cho mọi sinh viên, chỉ căn cứ vào khả năng làm tiêu chuẩn nhập học, và cũng phải tiến dần đến miễn phí.
Giáo dục tráng niên được khuyến khích và phổ cập cho những người chưa tốt nghiệp tiểu học.
Hệ thống giáo dục các cấp phải được tích cực phát triển, đồng thời cải thiện các điều kiện giảng huấn và đăi ngộ các nhân viên giảng huấn.
Cha mẹ được quyền tự do lựa chọn giáo dục cho các con kể cả về đạo lư và tín ngưỡng.
22) Quyền Văn Hoá ( Right to Culture ) ( điều 27 TNQTNQ và điều 15 CUKTXHVH )
Các quốc gia hội viên và kết ước công nhận cho mỗi người:
a. Quyền được tham gia vào đời sống văn hoá.
b. Quyền được hưởng những lợi ích của những tiến bộ khoa học kỹ thuật.
c. Các tác giả được bảo vệ những quyền lợi tinh thần và vật chất phát sinh từ những công tŕnh phát minh hay sáng tạo về khoa học hay văn học nghệ thuật của họ.
Các quốc gia phải định chế hoá sự bảo vệ tác quyền và phải góp phần vào việc bảo tồn, phát triển và phổ biến các công tŕnh văn hoá và các tiến bộ khoa học.
Các quốc gia cam kết tôn trọng quyền tự do nghiên cứu khoa học và sáng tạo văn học nghệ thuật.
Sự kết ước và hợp tác quốc tế trong phạm vi khoa học và văn hoá sẽ đem lại lợi ích chung cho mọi quốc gia dân tộc.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ HỘI ĐỒNG BẢO AN LIÊN HỢP QUỐC


Thành viên tuyển cử
Có 10 thành viên khác được bầu chọn bởi Đại hội đồng cho nhiệm kỳ hai năm (và không được bầu lại, phải nhường cho một nước khác trong khu vực mình), khởi đầu từ ngày 1 tháng 1. Mỗi năm có 5 vị trí bị thay thế. Các thành viên được chọn bởi những nhóm các quốc gia trong cùng một khu vực, rồi được phê chuẩn bởi Đại Hội đồng LHQ. Nhóm khu vực châu Phi chọn 2 thành viên; các nhóm Bắc/Nam Mỹ, Á châu và Tây Âu chọn 2 thành viên cho mỗi nhóm; và khu vực Đông Âu chọn cho mình 1 thành viên. Vị trí thứ mười được chọn luân phiên mỗi hai năm một lần giữa các nhóm Á châu, Phi châu mà hiện nay là Phi châu.

Tối ngày 16/10 (giờ Hà Nội), Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) gồm 192 thành viên đã tiến hành bỏ phiếu bầu Việt Nam làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ (HĐBA).
Cùng với Việt Nam, Đại hội đồng LHQ còn bầu 4 nước khác trong số 7 ứng cử viên vào ghế không thường trực HĐBA, thay cho 5 thành viên mãn nhiệm ngày 31/12/2007 là Congo, Ghana, Peru, Slovakia và Qatar.
Sau 30 năm kể từ khi là thành viên chính thức LHQ (9/1977), Việt Nam sẽ lần đầu tiên trở thành 1 trong 15 thành viên HĐBA – cơ quan duy nhất của LHQ có đủ thẩm quyền đưa ra các quyết định buộc tất cả các thành viên khác phải tuân theo.
Từ ngày 1/1/2008, Việt Nam sẽ thay thế Qatar để thường trực tại LHQ, tham gia các cuộc họp khẩn cấp cùng 14 thành viên khác, nhằm đưa ra các quyết định bảo đảm hoà bình và an ninh quốc tế.
Việt Nam là thành viên không thường trực HĐBA với nhiệm kỳ 2 năm . Như nhiều thành viên khác của HĐBA, Việt Nam cũng sẽ xem xét tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình quốc tế của LHQ. (Tiền Phong ngày 17/10/200).

CL&ST xin giới thiệu với các bạn một số điểm khái quát về Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc như sau:

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là cơ quan chính trị quan trọng nhất và họat động thường xuyên của Liên Hiệp Quốc, chịu trách nhiệm chính về việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Những nghị quyết của Hội đồng Bảo an được thông qua mà phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc thì bắt buộc các nước hội viên của Liên Hiệp Quốc phải thi hành. Hội đồng Bảo an không phục tùng Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Mọi nghị quyết của Hội đồng Bảo an chỉ được thông qua với sự nhất trí của 5 nước thành viên thường trực là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, NgaTrung Quốc. Mỗi khi có một nghị quyết của Hội đồng Bảo an không được thông qua do 1 nước thường trực bỏ phiếu chống, ta nói rằng nước đó đã phủ quyết.
Ngoài 5 thành viên thường trực, còn có các nước thành viên không thường trực. Từ 1946 đến 1965, Hội đồng Bảo an chỉ có 6 thành viên không thường trực nhưng con số này sau đó được mở rộng lên 10 thành viên với định mức cho mỗi khu vực như sau: châu Phi, châu Á, châu Mỹ, Tây Âu mỗi khu vực 2;Đông Âu: 1 và suất còn lại luân phiên giữa châu Phi và châu Á (hiện đang đến phiên của châu Phi). Các nước thành viên không thường trực được chia thành 2 nhóm với nhiệm kỳ 2 năm xen kẽ nhau, tức mỗi năm có 5 thành viên ra đi để nhường chỗ cho 5 gương mặt mới. Các thành viên hiện tại gồm Argentina,Tanzania, Hy Lạp, Nhật Bản, Đan Mạch, Cộng hoà Congo, Ghana, Peru, QatarSlovakia, trong đó 5 nước xếp đầu sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào cuối năm nay.
Cùng với sự đổi thay của thế giới, Hội đồng Bảo an đang đứng trước yêu cầu phải “làm mới bản thân”, trong đó quy mô của số thành viên thường trực là một vấn đề gây tranh cãi. Theo một kế hoạch cải tổ được đề xuất gần đây, số thành viên thường trực có thể sẽ tăng thêm 5 quốc gia nữa, trong đó các ứng cử viên được đề cập nhiều nhất là Đức, Nhật Bản, Brasil, Ấn Độ và 1 quốc gia châu Phi (có thể là Nam Phi hoặc Nigeria). Gần đây, đại diện của một số quốc gia gợi ý rằng có thể 5 thành viên thường trực mới sẽ không được trao quyền phủ quyết. Những đề xuất trên vẫn còn nằm trong vòng tranh cãi.
Phiên họp đầu tiên của Hội đồng Bảo an được triệu tập ngày 17 tháng 1 năm 1946 tại Church House, Luân Đôn.
Thành viên
Thành viên của Hội đồng Bảo an phải có mặt thường trực tại trụ sở LHQ để Hội đồng có thể tổ chức họp bất cứ lúc nào. Yêu cầu này của Hiến chương LHQ được chấp nhận nhằm chỉ ra sự yếu kém của Hội Quốc Liên vì cớ tổ chức đó không có khả năng phản ứng kịp thời khi xảy ra khủng hoảng. Chức vụ Chủ tịch Hội đồng Bảo an chỉ kéo dài một tháng và được bổ nhiệm luân phiên, đảm nhiệm những công việc như thiết lập nghị trình, chủ toạ các buổi họp và xem xét, đôn đốc khi xảy ra khủng hoảng. Chức vụ này được bổ nhiệm theo thứ tự trên bảng chữ cái tên của các thành viên (theo tiếng Anh).
Có hai loại thành viên tại Hội đồng Bảo an: Thành viên thường trực và Thành viên tuyển cử.
Thành viên thường trực
Hội đồng có 5 thành viên thường trực:
Nguyên thủy, các thành viên thường trực được chọn từ những cường quốc chiến thắng sau Đệ nhị Thế chiến: Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan), Pháp, Liên Xô, Anh quốc và Hoa Kỳ. Năm 1971, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được chọn để thế chỗ của Trung Hoa Dân quốc theo nghị quyết 2758 của Đại hội đồng LHQ. Năm 1991, Liên bang Nga giành quyền thành viên LHQ của Liên Xô trước đây, kể cả chiếc ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an.
Hiện nay chỉ có năm thành viên này là những quốc gia được phép sở hữu vũ khí hạt nhân chiếu theo Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân. Hiệp ước này không có giá trị pháp lý toàn cầu, vì không phải tất cả các quốc gia có vũ khí hạt nhân đều ký phê chuẩn hiệp ước. Mặc dù không phải do sở hữu vũ khí hạt nhân mà các quốc gia này giành được quyền thành viên thường trực, lý do này đôi khi được dùng để biện minh cho vị trí của họ tại Hội đồng. Ấn Độ, Pakistan, có lẽ cả Bắc Triều TiênIsrael (dù Israel chưa bao giờ thừa nhận có vũ khí hạt nhân) là những quốc gia đã thực sự có vũ khí hạt nhân bên ngoài khuôn khổ Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân.
Mỗi thành viên thường trực đều có quyền phủ quyết, quyền này có thể được dùng để phủ quyết bất kỳ nghị quyết nào. Một phiếu chống có thể phủ quyết ý kiến của đa số (trên lý thuyết, một phiếu phủ quyết chỉ là một phiếu chống, dù vậy chỉ cần một phiếu chống đồng nghĩa với việc nghị quyết không thể được thông qua).
Thành viên tuyển cử
Có 10 thành viên khác được bầu chọn bởi Đại hội đồng cho nhiệm kỳ hai năm (và không được bầu lại, phải nhường cho một nước khác trong khu vực mình), khởi đầu từ ngày 1 tháng 1. Mỗi năm có 5 vị trí bị thay thế. Các thành viên được chọn bởi những nhóm các quốc gia trong cùng một khu vực, rồi được phê chuẩn bởi Đại Hội đồng LHQ. Nhóm khu vực châu Phi chọn 2 thành viên; các nhóm Bắc/Nam Mỹ, Á châu và Tây Âu chọn 2 thành viên cho mỗi nhóm; và khu vực Đông Âu chọn cho mình 1 thành viên. Vị trí thứ mười được chọn luân phiên mỗi hai năm một lần giữa các nhóm Á châu, Phi châu mà hiện nay là Phi châu.
Các thành viên tuyển cử đương nhiệm (2005-2006) là:
Argentina (Mỹ Latin), Cộng hoà Congo (châu Phi), Đan Mạch (Tây Âu), Hi Lạp (Tây Âu), Ghana (châu Phi), Nhật Bản (châu Á), Peru (Mỹ Latin), Qatar (châu Á), Slovakia (Đông Âu), Tanzania (châu Phi).
Ngày 16 tháng 10 năm 2006, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bầu Bỉ, Indonesia, Ý, và Cộng hòa Nam Phicho nhiệm kỳ bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 năm 2007; ghế thứ năm, được dành cho châu Mỹ La Tinh và đảo Caribbean, được GuatemalaVenezuela tranh cử bất phân thắng bại. Sau 47 lần bầu, Panamađược chọn làm ứng cử viên thỏa hiệp giữa hai bên vào ngày 1 tháng 11.
Cải tổ qui chế thành viên
Lâu nay vẫn có nhiều cuộc tranh luận bàn về việc gia tăng số lượng thành viên thường trực. Các quốc gia mạnh mẽ đòi hỏi cho mình vị trí thường trực tại Hội đồng là Nhật Bản, Đức và Ấn Độ. Trong thực tế, Nhật và Đức là hai quốc gia đóng góp nhiều thứ nhì và thứ ba cho Liên Hiệp Quốc. Mặt khác, Đức và Ấn Độ có mặt trong số các quốc gia góp quân nhiều nhất cho các sứ mạng gìn giữ hoà bình của LHQ.
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đã yêu cầu một nhóm cố vấn nghiên cứu để đưa ra những đề xuất cải tổ LHQ vào cuối năm 2004. Một giải pháp đang được xem xét là nâng số thành viên thường trực lên con số mười. Năm ứng viên được đề cử là Nhật Bản, Đức, Ấn Độ, Brasil (được biết dưới tên Nhóm G4), vị trí còn lại dành cho châu Phi (có phần chắc là Nigeria hoặc Cộng hòa Nam Phi), hoặc là một đại diện từ Liên minh Ả Rập. Ngày 21 tháng 11 năm 2004, nhóm G4 đã ra một thông cáo chung ủng hộ lẫn nhau trong nỗ lực giành bốn vị trí thường trực này, cùng với một vị trí dành cho châu Phi. Pháp và Hoa Kỳ tuyên bố ủng hộ ý định trên. Hiện nay đề xuất này đã được chấp thuận bởi hai phần ba thành viên Đại hội đồng với 128 phiếu.
Quyền phủ quyết
Nghị quyết của Hội đồng Bảo an với 15 thành viên về các vấn đề căn bản – chẳng hạn như nghị quyết kêu gọi đưa ra những biện pháp trực tiếp nhằm giải quyết một tranh chấp – cần có phiếu thuận của 9 thành viên. Một phiếu chống – phiếu phủ quyết – của một thành viên thường trực sẽ ngăn cản việc chấp thuận dự thảo nghị quyết, ngay cả khi bản dự thảo này có đủ số phiếu thuận theo qui định. Không tham gia bỏ phiếu không được xem là phủ quyết. Kể từ lúc ban đầu, Trung Hoa (Đài Loan/Trung Quốc) đã 5 lần sử dụng quyền phủ quyết; Pháp, 18 lần; Nga/Liên Xô, 122 lần; Anh, 32 lần; và Hoa Kỳ, 80 lần. Phần lớn phiếu phủ quyết của Liên Xô được đưa ra trong mười năm đầu tiên của Hội đồng Bảo an. Con số phiếu phủ quyết kể từ năm 1984 là: Trung Quốc, 2; Pháp, 3; Nga, 4; Anh, 10; và Hoa Kỳ, 42.
Quyền lợi các thành viên không thuộc Hội đồng
Một quốc gia thành viên LHQ nhưng không phải là thành viên Hội đồng Bảo an có thể được tham gia các cuộc thảo luận của Hội đồng trong trường hợp Hội đồng xét thấy có liên quan đến quyền lợi của quốc gia này. Trong những năm gần đây, đặc quyền này được giải thích thoáng hơn, cho phép nhiều quốc gia tham dự các cuộc thảo luận của Hội đồng. Các quốc gia không phải thành viên Hội đồng thường được mời tham dự các cuộc họp khi Hội đồng xét thấy có liên quan.
Vai trò của Hội đồng Bảo an
Theo chương Sáu của bản Hiến chương, “Giải quyết các tranh chấp vì mục đích hoà bình”, Hội đồng Bảo an “có thể điều tra bất cứ vụ tranh chấp nào, hoặc bất cứ tình huống nào có thể dẫn đến sự xung đột quốc tế hoặc khơi mào một cuộc tranh chấp”. Hội đồng có thể “đề xuất những thủ tục hoặc phương pháp điều chỉnh” nếu Hội đồng xét thấy tình huống có thể gây nguy hại cho hoà bình và an ninh quốc tế. Những đề xuất này có tính ràng buộc đối với các thành viên LHQ.
Chương Bảy dành cho Hội đồng quyền hạn lớn hơn để chọn lựa biện pháp cần thiết trong những tình huống “đe dọa hoà bình, xâm phạm hoà bình hoặc tiến hành xâm lấn”. Trong những tình huống như thế, Hội đồng không bị giới hạn trong việc đưa ra những đề xuất nhưng có quyền hành động, bao gồm cả việc sử dụng lực lượng vũ trang “để duy trì hoặc phục hồi hoà bình và an ninh quốc tế”. Điều này là nền tảng cho hoạt động quân sự của LHQ tại bán đảo Triều Tiên năm 1950 trong Chiến tranh Triều Tiên và việc sử dụng quân lực liên minh tại IraqKuwait năm 1991. Chiếu theo Chương Bảy các quyết định, như cấm vận kinh tế, có giá trị ràng buộc trên các thành viên LHQ.
Vai trò của LHQ trong nền an ninh chung của quốc tế được định nghĩa bởi Hiến chương Liên Hiệp Quốc, dành cho Hội đồng Bảo an quyền lực để:
- Điều tra bất cứ tình huống nào đe doạ hoà bình quốc tế;
- Đề xuất những thủ tục nhằm giải quyết các tranh chấp cách hoà bình;
- Kêu gọi các quốc gia thành viên gián đoạn hoàn toàn hoặc một phần quan hệ kinh tế cũng như các tiếp xúc viễn thông, bưu chính, hàng không, hàng hải, hoặc cắt đứt quan hệ ngoại giao; và
- Thi hành nghị quyết của Hội đồng bằng các biện pháp quân sự, nếu xét thấy cần thiết.
- Liên Hiệp Quốc đã giúp ngăn chặn nhiều vụ bùng nổ vũ lực quốc tế để không trở thành những xung đột rộng lớn hơn. Tổ chức này cũng giúp mở lối giải quyết những tranh chấp qua thương thảo nhờ chức năng của mình như là một trung tâm thảo luận và thương thuyết, cũng như thông qua các hoạt động được LHQ bảo trợ như sứ mạng tìm hiểu sự thật, các nhà trung gian hoà giải, và những quan sát viên các cuộc ngừng bắn. Lực lượng Gìn giữ Hoà bình của LHQ, với binh sĩ và trang bị được cung ứng bởi các quốc gia thành viên, thường chứng tỏ đủ khả năng hạn chế hoặc ngăn chặn những cuộc xung đột. Chìa khoá dẫn đến những thành công của nỗ lực gìn giữ hoà bình của LHQ là thiện chí của các bên trong một cuộc xung đột muốn tiến tới một giải pháp hoà bình qua một tiến trình chính trị khả thi.



Hội đồng Bảo an gồm 15 nước thành viên, trong đó có 5 nước uỷ viên thường trực là: Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và 10 thành viên không thường trực do ĐHĐ LHQ bầu ra với nhiệm kỳ hai năm trên cơ sở phân chia công bằng về mặt địa lý và có tính tới sự đóng góp của những nước này cho tôn chỉ và mục đích của LHQ và không được bầu lại nhiệm kỳ kế ngay sau khi mãn nhiệm.
10 nước thành viên không thường trực được bầu theo sự phân bổ khu vực địa lý như sau: 5 nước thuộc châu Phi và châu Á; 1 nước thuộc Đông Âu; 2 nước thuộc vùng Mỹ Latinh và Caribê; 2 nước thuộc Tây Âu và các nước khác.

Mỹ tổ chức hội thảo Biển Đông

THƯ KIẾN NGHỊ GỞI ĐẾN CÁC ĐẠI SỨ CỦA HOA KỲ VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU CỦA NHÀ BÁO TỰ DO TẠ PHONG TẦN

Thưa Quý Ngài Đại sứ!
Nhà cầm quyền Việt Nam luôn luôn khẳng định “Việt Nam luôn tôn trọng nhân quyền”, “Việt Nam đảm bảo quyền tự do tôn giáo” và lớn tiếng phủ nhận Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, của các nước Châu Âu về tình hình nhân quyền rằng “thông tin sai lạc”, “thông tin không đầy đủ”.
Như vậy, trường hợp của tôi là bằng chứng sống về việc nhà cầm quyền Việt Nam chà đạp nhân quyền, tước đoạt quyền tự do tôn giáo của công dân VN một cách có hệ thống, cố ý chà đạp danh dự, nhân phẩm phụ nữ.
Tôi yêu cầu Quý Ngài Đại sứ có biện pháp giúp đỡ tôi, buộc nhà cầm quyền VN tôn trọng quyền con người, quyền tự do tôn giáo tại các Công ước quốc tế, Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền mà họ đã ký kết; chấm dứt ngay hành vi khủng bố công dân vô tội một cách phi nhân tính đối với tôi.

Kính gởi:        - Ngài Đại sứ Hoa Kỳ
                       - Quý Ngài Đại sứ Liên Minh Châu Âu
Về việc nhà cầm quyền Việt Nam liên tục bắt giữ người trái pháp luật, tước đoạt quyền tự do tôn giáo của công dân
Tôi là Tạ Phong Tần, sinh ngày 15 tháng 9 năm 1968, quốc tịch: Việt Nam
Hiện tạm trú tại số nhà 84D Trần Quốc Toản, phường 8, quận 3, Sài Gòn, Việt Nam.
Điện thoại liên lạc: (84) 168 270 5857; Email: tan.taphong@gmail.com
Nghề nghiệp hiện nay: Nhà Báo Tự Do.
Thưa Quý Ngài Đại sứ!
Tôi là người Công giáo, được rửa tội tại Giáo xứ Mẹ Hằng Cứu Giúp (38 Kỳ Đồng, quận 3, SG) do Linh mục Chánh xứ Phêrô Nguyễn Quang Duy ban phép ngày 14/6/2009.
Từ đó đến nay, 8 giờ sáng Chúa nhật nào tôi cũng đi lễ tại Giáo xứ Mẹ Hằng Cứu Giúp như quy định của Giáo luật.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2011 đến nay, nhà cầm quyền Việt Nam đã 5 lần dùng lực lượng Công an (an ninh thành phố, công an phường, công an quận, dân phòng) bao vây nhà bắt và giữ tôi trái pháp luật nhiều giờ liền tại trụ sở công an phường 8, quận 3; trong đó có 4 lần nhằm cản trở tôi đến nhà thờ dự thánh lễ.
Tôi xin liệt kê rõ từng lần như sau:
Lần thứ 1:
Chiều ngày 08/1/2011 tôi có cuộc hẹn đến nhà thờ Phú Trung (1434 Lạc Long Quân, P.11, Q.Tân Bình) cùng với quý cha Dòng Chúa Cứu Thế và nhóm truyền thông Công giáo để tổ chức Đại hội giới trẻ cho Giáo xứ Phú Trung. Tin tức này đã được đăng công khai trên website Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam trước đó vài ngày. 11 giờ trưa 08/1/2011, tôi bị bắt giữ trái pháp luật đến 7 giờ 15 phút (19h15’).
Xin xem tường thuật chi tiết sự việc lần 1 ở link dưới đây:
Lần thứ 2:
Từ 8 giờ sáng ngày thứ Sáu (25/2/2011) đến 5 giờ chiều (17h) cùng ngày.
Lần thứ 3:
Từ 8 giờ kém 15 phút ngày Chúa nhật (27/2/2011) 7 giờ 30 phút (21h30’) cùng ngày.
Xin xem tường thuật chi tiết sự việc lần 2 và 3 ở link dưới đây:
Lần thứ 4:
Từ 7 giờ 30 phút sáng Chúa nhật (5/6/2011) đến 8 giờ tối (20h) cùng ngày.
Xin xem tường thuật chi tiết sự việc lần 4 ở link dưới đây:
Lần thứ 5:
Từ 7 giờ 40 phút ngày Chúa nhật (12/6/2011) đến 5 giờ chiều (17h) cùng ngày.
Như những lần trước, lần này đứng bao vây đứng ở trước cửa nhà và xung quanh nhà tôi có 4 công an phường mặc sắc phục xanh lá cây, 8 dân phòng sắc phục xám, 2 an ninh thành phố mặc thường phục núp ở cửa hàng rau gần đó, thêm 1 xe cảnh sát 4 bánh có còi hụ, trên xe là Thiếu úy Công an phường Nguyễn Trường Thành (lái xe) và 2 người đàn ông mặc đồng phục dân phòng. Tổng cộng nhà cầm quyền Việt Nam đã đưa ra 17 người thanh niên, đàn ông lực lưỡng để bao vây, bắt giữ tôi.
Trong lần thứ 5 này, tôi nhận thấy có sự chỉ đạo theo kế hoạch chi tiết nhằm mục đích nhục mạ nhân phẩm cá nhân tôi.
Khi tôi bị 4 người mặc đồng phục dân phòng lôi kéo, xé giật áo dài đang mặc trên người và túm lấy bóp chặt tay chân không cho tôi chống cự thì họ nhét tôi vào kẽ hở ở băng ghế sau xe, bọn họ cùng lên xe đè chặt tay chân tôi không thể cục cựa được. Rồi tên dân phòng Đỗ Minh Thành (khoảng hơn 50 tuổi) sờ vuốt vào đùi trái của tôi. Tôi quát hắn “Mày bỏ tay ra, không đụng vào người tao” thì Đỗ Minh Thành tiếp tục sờ vuốt và thách thức “Tao sờ mày làm gì được tao”, Thành còn khoe khoang rằng hắn là giáo dân và cả nhà hắn đều đi tu (???).
Khi đến trụ sở Công an phường 8, quận 3, cả bọn xúm lại khiêng tôi lên một căn phòng trên lầu 2. Thiếu úy Nguyễn Trường Thành xông tới chỉ vào mặt tôi nói: “Mày là con điếm, mày là đồ hèn, mày chỉ có cái miệng mà thôi, mày đếch làm gì được tao” rồi Nguyễn Trường Thành giật phắt cái túi xách da nhỏ tôi đang đeo trên vai. Trong túi xách có một số tiền VN, đồ vật linh tinh của phụ nữ và xâu chìa khóa cửa nhà tôi. Nguyễn Trường Thành lập tức đưa cho đồng bọn đem đi (không rõ chúng mang đi đâu). Đến khoảng 2 giờ sau (tức 120 phút), tôi quát đòi Nguyễn Trường Thành trả túi xách để tôi lấy thuốc uống thì Thành mới kêu người xuống lầu lấy đem lên trả tôi.
Sáng hôm sau (thứ 2, ngày 13/6/2011) tôi lấy xe máy của tôi đi công việc, xe vừa lăn bánh thì phát hiện cổ xe lỏng lẻo lắc lư rất khó điều khiển, không thể sử dụng bình thường được. Tôi đem xe đến tiệm sửa xe gần nhà, thợ sửa xe mở đầu xe ra, lấy đục và búa đóng mạnh nhiều lần thì cổ xe mới bình thường. Xe này mua mới hoàn toàn ngày 14/2/2011 (xin xem ảnh giấy đăng ký xe). Cách đây 2 tuần, tôi vừa thay mới bóng đèn chiếu xa và kiểm tra an toàn toàn bộ xe. Tối thứ 7 (11/6/2011) xe vẫn sử dụng bình thường, không có dấu hiệu lạ.
Vì vậy, tôi ngờ rằng hành vi của Đỗ Minh Thành và Nguyễn Trường Thành là có sự sắp xếp sẵn, đã có bàn tay đen giở trò mờ ám trên xe máy khi công an chiếm giữ trái phép chìa khóa nhà tôi suốt 2 giờ.
Xin xem video do người đi đường quay được ngày 12/6/2011 lúc công an VN bao vây trước cửa nhà, bắt giữ tôi nhét vào xe 4 bánh:
Thưa Quý Ngài Đại sứ!
Nhà cầm quyền Việt Nam luôn luôn khẳng định “Việt Nam luôn tôn trọng nhân quyền”, “Việt Nam đảm bảo quyền tự do tôn giáo” và lớn tiếng phủ nhận Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, của các nước Châu Âu về tình hình nhân quyền rằng “thông tin sai lạc”, “thông tin không đầy đủ”.
Như vậy, trường hợp của tôi là bằng chứng sống về việc nhà cầm quyền Việt Nam chà đạp nhân quyền, tước đoạt quyền tự do tôn giáo của công dân VN một cách có hệ thống, cố ý chà đạp danh dự, nhân phẩm phụ nữ.
Tôi yêu cầu Quý Ngài Đại sứ có biện pháp giúp đỡ tôi, buộc nhà cầm quyền VN tôn trọng quyền con người, quyền tự do tôn giáo tại các Công ước quốc tế, Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền mà họ đã ký kết; chấm dứt ngay hành vi khủng bố công dân vô tội một cách phi nhân tính đối với tôi.
Tôi chân thành cảm ơn mọi sự ủng hộ, quan tâm và chia sẻ!
Sài Gòn, ngày 13/06/2011
Tạ Phong Tần

Mặt trái "Đồng thuận Bắc Kinh"

Nguyễn Xuân Nghĩa - Vũ Hoàng RFA Ngày 110615

Muốn ra khỏi "Trật tự Trung Quốc"  phải từ bỏ "Đồng thuận Bắc Kinh"


 Tổng lý Quốc vụ viện Trung Quốc Ôn Gia Bảo: "Chúc cho mười sáu chữ vàng!


Chẳng ai muốn giúp một chế độ độc tài bất tín chống một cường quốc độc tài bá quyền...


Khi biển Đông còn nổi sóng sau hai vụ khiêu khích và đụng độ của tầu hải giám Trung Quốc với tầu địa chất của Việt Nam thì hàng loạt các vụ biểu tình bạo động bùng nổ tại Hoa lục. Cảnh sát võ trang ra tay trấn áp những điểm nóng, từ khu tự trị Nội Mông của người Mông Cổ đến thành phố Phủ Châu ở Giang Tây, rồi thị xã Lợi Xuyên trong Châu Tự trị có tên là Ân Thi của các sắc tộc Thổ Gia và Miêu ở tỉnh Hồ Bắc. Mới nhất là tại thành phố Triều Châu và thị xã Tăng Thành trong vùng phụ cận của Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông. Với thành quả kinh tế làm thế giới kinh ngạc, vì sao Trung Quốc lại gặp hỗn loạn tràn lan như vậy? Diễn đàn Kinh tế nêu câu hỏi với nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa trong phần trao đổi do Vũ Hoàng thực hiện sau đây.


Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, ta hãy tạm gác qua những biến động ngoài biển Đông Nam Á để nhìn vào nội địa Trung Quốc vì từ một tháng nay, nhiều vụ biểu tình đã dẫn tới bạo động liên tục ở nhiều địa điểm khác nhau của xứ này. Chúng ta cũng không quên rằng hôm 26 Tháng Năm, khi tầu hải giám Trung Quốc cắt dây cáp của tầu thăm dò địa chất Bình Minh 02 của Việt Nam thì thành phố Phủ Châu thuộc tỉnh Giang Tây bị gài chất nổ ở ba nơi một lúc, có thể là do một người dân bất mãn gây ra vì bị cướp đất. Và tuần qua, cảnh sát võ trang xuất hiện ở nhiều nơi của Trung Quốc để đàn áp. Câu đầu tiên xin hỏi ông là "vì sao như vậy?"

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ rằng đây chỉ là một mặt trái của hiện tượng gọi là "Đồng thuận Bắc Kinh" mà chúng ta cần tìm hiểu để tránh cho các xứ khác, kể cả Việt Nam, khỏi phạm vào những sai lầm về chính sách kinh tế khi học theo Trung Quốc!

- Về nạn động loạn tại Trung Quốc, thế giới không được thông báo và có thống kê đầy đủ, nhưng qua những gì được chính các trung tâm nghiên cứu về xã hội của xứ này nêu ra thì năm 2006 đã xảy ra sáu vạn trường hợp biến động vì dân chúng nổi loạn; năm 2007 thì có 84.000 vụ, năm 2008 thì có 128.000 vụ và đầu năm nay, một giáo sư xã hội của Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh đưa ra con số là 180.000 cho năm 2010, với ước lượng đáng chú ý là đã cao gấp đôi năm 2006! Do đó, ta có thể kết luận là động loạn xã hội đã tăng và ngoài các sắc tộc thiểu số có phản ứng mạnh ở Tân Cương, Tây Tạng hay Tứ Xuyên từ năm 2008, thì người dân mọi nơi cũng vì bất kỳ vấn đề nào bày tỏ thái độ một cách dữ dội, mà càng bị đàn áp thì họ lại càng nổi loạn.

Vũ Hoàng: Ông vừa nói đến hiện tượng gọi là "Đồng thuận Bắc Kinh" và cho rằng động loạn ở Trung Quốc là mặt trái của hiện tượng này. Thế "Đồng thuận Bắc Kinh" là cái gì?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Số là năm 2004, một nhà báo Mỹ là Joshua Cooper Ramo nhanh nhẩu hệ thống hóa một chuỗi chính sách kinh tế của Trung Quốc thành một tập hợp có vẻ hợp lý rồi dán cho nhãn hiệu là "Đồng thuận Bắc Kinh". Tôi có đọc tập tài liệu này với sự thú vị vì có đầy giải thích khiên cưỡng. Nhưng dù sao thì tác phẩm cũng giúp tác giả trở thành nhân viên và Tổng thư ký của công ty vận động kinh doanh của Tiến sĩ Henry Kissinger gọi là Kissinger and Associates. Công ty vận động kinh doanh là loại "thầy cò" quốc tế, nói hoa mỹ là "du thuyết", là làm lobby, và ông Kissinger là tay du thuyết đắc lực cho việc kinh doanh tại Trung Quốc. Đó là một lẽ.

- Về nội dung "Đồng thuận Bắc Kinh", mà tác giả thêu dệt thành một thứ "học thuyết của Trung Quốc về phát triển" sau khi gom góp một số phát biểu của lãnh đạo Bắc Kinh, ông ta nhấn mạnh đến ba hướng sáng tạo của Trung Quốc là: Thứ nhất, nhảy vọt vào công nghệ hiện đại để thâu ngắn thời gian chứ không tiến treo cấu trúc cổ điển dựa trên công nghệ lỗi thời, thí dụ như dùng cáp quang, sợi quang học, chứ khỏi cần kéo dây đồng. Thứ hai, không chú trọng đến loại chỉ dấu tổng hợp như "đà tăng trưởng lợi tức một đầu người" mà cố phát triển phẩm chất của cuộc sống, nôm na là chú ý đến phẩm hơn lượng. Thứ ba là phải phát huy sức tự chủ để tranh hùng với thiên hạ mà không cho ai lấn lướt mình.

- Bản thân tôi thì chẳng nhận ra chiến lược phát triển của Trung Quốc như vậy mà chỉ thấy là cả ba quan niệm chủ đạo ấy không thể hiện trong thực tế. Thứ nhất, Trung Quốc chỉ học lóm và đang chất kim loại đồng thành núi chứ nào có nhảy vọt vào công nghệ tiên tiến đâu? Thứ hai, Kế hoạch Năm năm thứ 12 vừa ban hành tháng 10 năm ngoái đã chuyển từ lượng sang phẩm vì chiến lược cũ có quá nhiều bất toàn và gây ra động loạn xã hội! Thứ ba, khái niệm phát triển tự chủ là nguồn gốc của hành động bá quyền ngang ngược hiện nay và sẽ gây vấn đề cho xứ này.

Vũ Hoàng: Xin hỏi ông ngay một câu, ngày xưa, người ta nói đến "Đồng thuận Washington" như một mô thức phát triển các nước nghèo, nó có khác gì "Đồng thuận Bắc Kinh" không?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Câu hỏi rất hay và câu chuyện này hơi dài nên tôi xin cố gắng tóm lược.

- Hơn 20 năm trước, khi các nền kinh tế thuộc loại đang phát triển bị vỡ nợ và khủng hoảng thì hai định chế tài chính quốc tế là Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF và Ngân hàng Thế giới phải nhảy vào cấp cứu. Các kinh tế gia thời ấy mới chủ trương một số biện pháp áp dụng khá khắc nghiệt để xây dựng nền móng phát triển bền vững. Vì hai tổ chức đó có trụ sở tại thủ đô Washington của Mỹ, từ năm 1989 người ta mới dùng chữ "Đồng thuận Washington" (Washington Consensus). Sau này, khi ông Ramo dùng chữ "Đồng thuận Bắc Kinh" chính là trong tinh thần phản biện đầy hấp dẫn về quảng cáo.

- Nói cho ngắn gọn thì khái niệm "Đồng thuận Washington" đề cao kỷ luật chi thu ngân sách, tự do về ngoại hối và thương mại, phát triển tư doanh, xây dựng pháp quyền nhà nước dựa trên quy tắc dân chủ, v.v... Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, một học giả Mỹ lạc quan nói đến "sự cáo chung của lịch sử" là khi kinh tế thị trường và chính trị dân chủ trở thành chân lý hoàn vũ mà xứ nào cũng sẽ noi theo. Sự lạc quan dẫn tới việc phổ biến quy tắc "Đồng thuận Washington" và chi phối đối sách quốc tế của Hoa Kỳ và các nước Tây phương. Đó là đề cao và yểm trợ các nước nghèo cùng cải tổ theo kinh tế thị trường, quan tâm đến môi sinh và lao động, giải trừ nạn tham nhũng, xây dựng xã hội dân sự và nhất là phát huy dân chủ và nhân quyền, v.v... Họ viện trợ các nước cũng theo các tiêu chuẩn nói trên.

Vũ Hoàng: Nhưng mà nhìn như vậy thì hình như ta có thể thấy ra sự đối nghịch mặc nhiên hoặc ngấm ngầm giữa "Đồng thuận Washington" với "Đồng thuận Bắc Kinh", có phải vậy không?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thưa đúng như vậy, vì trong khi ấy, lãnh đạo Bắc Kinh lại chủ trương trái ngược về đối ngoại. Họ đầu tư và viện trợ rất nhiều cho các nước nghèo để đảm bảo nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu và thế liên kết về an ninh, nhưng lại theo hướng khác. Thứ nhất là không xen lấn vào nội bộ hoặc nêu điều kiện về nhân quyền hay tham nhũng của các quốc gia thọ nhận. Thứ hai, tranh thủ hậu thuẫn của các xứ này về ngoại giao và an ninh chiến lược. Và thứ ba là phát huy tình liên đới giữa các nước đang phát triển với nhau thành một lực đối trọng với các nước công nghiệp hoá Tây phương.

- Điều ly kỳ ở đây là vì tự xưng là một nước đang phát triển, Trung Quốc được Ngân hàng Thế giới viện trợ tổng cộng hơn 49 tỷ 600 triệu đô la tính đến ngày 13 Tháng Sáu vừa qua và thực hiện nhiều dự án gây lãng phí. Nhưng song song, Bắc Kinh có trong tay khối dự trữ ngoại tệ là 3.000 tỷ đô la để đòi có tiếng nói mạnh hơn trong Quỹ Tiền tệ Quốc tế, mà lại thực tế tung tiền cạnh tranh với hai định chế này để gây thế lực trong các nước nghèo theo hướng trái ngược. Đó là dung dưỡng ách độc tài và tham nhũng, hủy hoại môi sinh của thiên hạ, và lại còn ngấm ngầm mở ra trận tuyến chống các nước dân chủ công nghiệp hóa như Âu, Mỹ, Nhật.

Vũ Hoàng: Nhưng nếu như vậy thì phải chăng là các nước đang phát triển được đặt trước một sự chọn lựa là Tây phương hay Trung Quốc không?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Quả thật là như thế, vụ khủng hoảng 2008 và nạn Tổng suy trầm 2008-2009 lẫn những khó khăn tràn ngập của khối kinh tế Âu-Mỹ-Nhật khiến cho khái niệm gọi là "Đồng thuận Washington" coi như bị phá sản. Người ta phê phán những yêu cầu cải cách của Quỹ Tiền tệ IMF và đòi hỏi minh bạch hoá của Ngân hàng Thế giới là phiền phức và lỗi thời, trong khi thấy là lề lối quản lý kinh tế thị trường bằng chính quyền độc tài theo kiểu Bắc Kinh lại có vẻ hữu hiệu hơn! Hậu quả thực tế thì đa số các nước đang phát triển tại Phi châu hay Mỹ châu La tinh ngày nay, nhất là các nước độc tài và tham nhũng, lại tin tưởng Trung Quốc và con đường "Đồng thuận Bắc Kinh" hơn là tin vào Hoa Kỳ cùng giải pháp "Đồng thuận Washington"!

- Riêng từ giác độ kinh tế chính trị học, tôi thiển nghĩ rằng mối nguy của Trung Quốc không xuất phát từ sức mạnh quân sự dù sao vẫn chỉ có trình độ hàng mã nếu thật sự đụng độ với các đại cường hải dương như Nhật Bản hay Hoa Kỳ. Mối nguy của Trung Quốc xuất phát từ tinh thần, từ chủ trương gieo rắc thói quen hung đồ bá đạo trên toàn cầu để cùng các chế độ độc tài tham nhũng xây vòng đai đối nghịch với các nước tự do và dân chủ. Đấy mới là trận đánh chiến lược!

Vũ Hoàng: Trở lại vụ "Đồng thuận Bắc Kinh" và nội loạn Trung Quốc, người ta thấy là giải pháp phát triển kinh tế thị trường bằng chế độ độc tài theo kiểu chủ nghĩa tư bản nhà nước vẫn gây ra bất công và bạo động chứ có gì là hài hòa đâu?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Hiển nhiên là như vậy thưa ông. Những từ ngữ như "tổng hợp quốc lực", "xã hội hài hòa" hay "quật khởi hòa bình" đều là ngôn từ hoa mỹ của Trung Quốc cho cái thuật trong bá ngoài vương của lãnh đạo Bắc Kinh. Họ cứ nói chữ vương đạo văn minh nhân nghĩa mà thực chất thì toàn dùng trò bá đạo với người dân bên trong và với cả thế giới chung quanh.

- Ngày nay, chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc đã dẫn tới thực tế là gây bất công và bất mãn nên động loạn đang xảy ra, trong khi tai họa về môi sinh thì đã cận kề và sẽ bùng lên bất cứ lúc nào. Bây giờ, việc chế độ phải dàn trận với dân chúng là mặt nổi khó che giấu. Chính là những khó khăn ấy mới khiến họ quậy sóng Đông hải để khích động chủ nghĩa Đại Hán như một thứ nha phiến cho thần dân lầm than bên trong. Nghĩa là ta thấy ra một lúc hai mặt của một đồng tiền và cái gọi là "Đồng thuận Bắc Kinh" chỉ là trò quảng cáo giả trá mà thôi!

Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối, thưa ông, trong hoàn cảnh đó, Việt Nam có những chọn lựa gì?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi đoán là ông muốn hỏi rằng lãnh đạo Hà Nội có những chọn lựa gì, chứ người dân không có quyền chọn lựa, trừ một việc là đi biểu tình và có khi lại bị đàn áp về tội yêu nước! Lãnh đạo hai bên đều có vẻ khai thác chủ nghĩa dân tộc cho ý đồ riêng chứ đều không chấp nhận dân chủ và nhân quyền bên trong thì làm sao người dân được quyền chọn lựa?

- Còn nếu lạc quan cho rằng lãnh đạo Việt Nam muốn thoát ra khỏi "trật tự Trung Quốc", tức là quỹ đạo áp chế của Bắc Kinh, thì họ nên từ bỏ lề lối quản lý kinh tế kiểu "Đồng thuận Bắc Kinh" vì những nhược điểm đã mười mươi của lề lối này, như bất công xã hội, sự thống trị đầy lãng phí của các tập đoàn kinh tế nhà nước, là nạn tham nhũng được định chế hoá trong một môi trường sinh sống đầy ô nhiễm. Một cách cụ thể về đối ngoại, Việt Nam khỏi cần rút súng ra hăm dọa ai mà chỉ cần chứng tỏ là mình không ngả theo giải pháp của Bắc Kinh với người dân của mình. Cụ thể là thực tâm phát huy dân chủ để xây dựng kinh tế thị trường đích thực cho dân được hưởng.

- Các nước trong khu vực đều không muốn có xung đột võ trang ngoài Đông hải và đang thẩm xét thực tâm của Việt Nam là có muốn độc lập với Trung Quốc không, hay chỉ là một dồng chí đồng hành đã có những thoả thuận ngầm với Bắc Kinh. Một cách bày tỏ thực tâm trước tiên chính là từ bỏ thói quản lý hung đồ được mạ vàng thành "Đồng thuận Bắc Kinh". Nếu giải phóng người dân khỏi chế độ quản lý ác độc ấy thì Việt Nam huy động được sức mạnh của dân tộc và dễ liên kết với các quốc gia dân chủ trong trường kỳ để bảo vệ quyền lợi của mình. Chứ chẳng ai muốn giúp một chế độ độc tài bất tín chống một cường quốc độc tài bá quyền. Nhìn về dài thì đó là sự chọn lựa giữa "Đồng thuận Bắc Kinh" và "đồng thuận toàn dân", nó khác nhau rất xa!

Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa đã dành cho cuộc phỏng vấn này.

TÒA DÂN VIỆT NAM LIÊN TỤC XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH CHỐNG TÀU CỘNG VÀO MỔI THỨ BẢY& CHÚA NHẬT